Mẹ bầu uống trà sữa được không? Uống trà sữa có gây hại cho sức khỏe mẹ và bé không? Lưu ý khi uống là gì? Đây là những câu hỏi thắc mắc mà các bà bầu thèm uống trà mong muốn được giải đáp. Đọc ngay bài viết của Trà sữa Đô Đô để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Có bầu uống trà sữa được không?
Bà bầu uống trà sữa được không? Câu trả lời là CÓ nhưng phải uống với liều lượng cho phép. Bởi vì, theo các bác sĩ sản phụ khoa tại Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) thì việc sử dụng caffeine vừa phải dưới 200mg/ ngày sẽ không gây nguy cơ sinh non hoặc sảy thai cho mẹ bầu.
Vậy thì, trung bình một cốc trà sữa 500ml có khoảng 120 – 130mg caffein, vậy nên mẹ bầu uống trà sữa với hàm lượng cho phép thì không gây hại đến sức khỏe.
Tuy nhiên, thông tin này chỉ đúng khi mẹ uống trà sữa có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng. Các thành phần có trong trà sữa như trân châu và siro dù an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nếu không rõ nguồn gốc xuất xứ thì điều đó chưa chắc
Bên cạnh đó, trà sữa có hàm lượng đường rất cao. Hàm lượng đường có trong đường cát, siro và trân châu cung cấp rất nhiều calo cho cơ thể. Trong khi đó, hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu thì rất ít. Việc tiêu thụ quá nhiều đường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi; đặc biệt là trí nhớ và khả năng nhận thức của trẻ.
Do vậy, nếu muốn uống trà sữa thì mẹ bầu cần phải biết cách kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày để không tăng cân quá mức khi mang thai cũng như đảm bảo sức khỏe cho em bé.
>>>> Mẹ Bầu Đừng Bỏ Qua: Mẹ sau sinh uống trà sữa được không? Bao lâu thì được uống?
2. Có nên uống trà sữa khi đang mang thai không?
Tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu uống trà sữa được không?”, “Bầu 3 tháng cuối uống trà sữa được không?”, “Bầu 6 tháng uống trà sữa được không?” với câu trả lời là CÓ đã giúp các mẹ yên tâm hơn nhiều phải không nào?
Mặc dù uống một một ít trà sữa thì không gây hại cho bà bầu nhưng đây không phải là thức uống lý tưởng mà các bà bầu nên sử dụng nhiều đâu nhé.
Lý do là vì:
- Trà sữa có chất phụ gia để tạo độ ngọt, hương liệu thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, dinh dưỡng trong trà sữa cực kỳ thấp nhưng năng lượng lại rất dồi dào.
- Thành phần kem béo trong sữa đặc chứa nhiều loại thực vật hydro hóa có thể gây giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu,…
- Trân châu trong trà sữa được làm từ tinh bột sắn, tinh bột lọc, chủ yếu là đường và phụ liệu nên chứa rất ít chất xơ và protein.
Vì vậy, thay vì chọn uống trà sữa thì các mẹ bầu nên bổ sung nhiều thức uống lành mạnh khác tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi như nước ép trái cây, sữa tươi không đường, trà gừng,….
>>>> Tìm Hiểu Thêm: 1 ly trà sữa bao nhiêu calo? Calo các loại trà sữa phổ biến
3. Một số lưu ý khi uống trà sữa lúc mang thai
Khi mang thai mà các mẹ bầu vẫn muốn uống trà sữa thì hãy lưu tâm đến một số điều sau đây nhé:
- Khi uống trà sữa, các mẹ nên giảm lượng đường xuống dưới 30% hoặc tốt nhất là không đường, không nên bỏ siro và trân châu.
- Không nên uống trà sữa quá lạnh mà hãy uống nóng hoặc không đá
- Chỉ nên uống dưới 500ml trà sữa để đảm bảo lượng caffein không vượt mức cho phép
- Thiết lập chế độ ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng để cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.
- Tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu canxi như các loại hạt, phô mai, cá, sữa chua, các loại đậu,…
>>>> Thông Tin Hữu Ích: Nguyên nhân uống trà sữa bị mệt và cách xử lý bạn cần biết
4. Tác hại khi uống quá nhiều trà sữa khi mang thai
Nếu bà bầu uống quá nhiều trà sữa trong suốt đoạn mang thai sẽ gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe cả mẹ và bé. Dưới đây, Đô Đô sẽ điểm qua những nguy cơ mà mà bà bầu có thể sẽ gặp phải nếu uống quá nhiều trà sữa.
4.1 Béo phì và tiểu đường thai kỳ
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 25g đường/ngày. Tuy nhiên, 1 ly trà sữa 500ml thông thường lại chứa tới 37 – 46g đường.
Khi bà bầu uống quá nhiều trà sữa đồng nghĩa với việc hấp thụ một lượng lớn đường dư thừa vào cơ thể khiến tuyến tụy tiết ra nhiều insulin, cơ thể sẽ lưu trữ năng lượng dưới dạng mỡ thừa. Do đó, gây nên các bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim mạch và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Ngoài ra, đường khi vào cơ thể sẽ gắn vào các protein làm đứt gãy các mô liên kết collagen và elastin, gây nên tình trạng lão hóa và chảy xệ da cho bà bầu.
4.2 Thiếu nước
Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu thường cần lượng nước lớn hơn người bình thường. Nước tinh khiết giúp cơ thể vận hành êm ái và lưu trữ được lượng enzim dồi dào trong dạ dày. Trong khi đó, trà sữa không thể thay thế cho nước lọc. Nếu mẹ bầu uống quá nhiều trà sữa sẽ dẫn đến bụng no, từ đó không thể uống được nước lọc tinh khiết được.
4.3 Gây thiếu sắt
Bà bầu uống nhiều trà sữa cũng dễ bị thiếu sắt. Lý do là vì các acid béo trong trà sữa sẽ ức chế hoạt động của các acid trong dạ dày, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Tình trạng thiếu sắt sẽ dẫn đến việc cơ thể dễ tụt huyết áp, mệt mỏi hơn và dẫn đến suy nhược cơ thể lâu dài.
5. Các loại trà thay thế tốt cho bà bầu
Thay vì uống trà sữa có thể gây hại cho sức khỏe mẹ và bé, các mẹ có thể uống các loại trà lành mạnh hơn như:
- Trà hoa cúc: giúp chữa mất ngủ, giảm sưng phù và thư giãn tinh thần cực kỳ tốt
- Trà bạc hà: hỗ trợ giảm ốm nghén cho mẹ bầu
- Trà tinh dầu chanh: giúp thư giãn, cho tinh thần mẹ bầu thêm phấn chấn
Trên đây là tất cả thông tin để trả lời cho câu hỏi bầu uống trà sữa được không. Trà sữa Đô Đô hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích cho các mẹ bầu. Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này.
>>>> Tiếp Tục Với: