Có nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu không? Vì sao?

Có nên kinh doanh nhượng quyền là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra khi bắt đầu quá trình kinh doanh. Vậy hình thức kinh doanh này có những ưu, nhược điểm gì? Mô hình  kinh doanh nhượng quyền trà sữa, quán ăn, thời trang,… có thật sự hấp dẫn và triển vọng? Liệu đây có phải là một lựa chọn khôn ngoan khi khởi nghiệp? Theo dõi bài viết sau đây của Trà sữa Đô Đô để tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

1. Nên kinh doanh nhượng quyền hay tự xây dựng thương hiệu của riêng mình?

Có 4 yếu tố tiên quyết mà các chủ nhà hàng nên xác định trước khi ra quyết định kinh doanh nhượng quyền hay tự xây dựng thương hiệu. Cụ thể:

1.1 Trách nhiệm ban đầu

Dù bạn muốn mở quán với quy mô nhỏ hay lớn thì việc xác định trách nhiệm ban đầu là điều rất quan trọng trong kinh doanh. Nếu bạn không xác định rõ điều này thì bạn có khả năng gặp thất bại.

Xu hướng nhượng quyền thương hiệu đang “hot” trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là nhượng quyền thương hiệu trà sữa giá rẻ hay nhượng quyền các thương hiệu thời trang,… Những người khởi nghiệp trong lĩnh vực này thường muốn dựa trên tiếng tăm của những thương hiệu nổi tiếng. Nhờ đó, họ có thể đẩy nhanh tốc độ thành công.

Khi kinh doanh nhượng quyền, bạn sẽ nhận được tất cả những tinh hoa của thương hiệu đó, từ bí quyết kinh doanh, bộ nhận diện, đến danh tiếng của thương hiệu. Mô hình này được ví như là một “vòng lặp thành công”. Lúc này, bạn có thể tạo nên thành quả nhanh nhờ thành công của thương hiệu nhượng quyền đã được kiểm chứng.

Ví dụ điển hình là khi hợp tác nhượng quyền trà sữa Đô Đôbạn sẽ được hỗ trợ tư vấn trọn gói từ A-Z để đảm bảo việc kinh doanh sẽ thuận lợi ngay từ những ngày đầu tiên.

Ngược lại, khi tự xây dựng thì bạn phải chịu trách nhiệm lớn hơn để phát triển thương hiệu của mình. Lúc này, bạn phải xây dựng thương hiệu từ con số 0. Điều này đòi hỏi một kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ cùng với số vốn ban đầu để tạo nên độ nhận diện cho thương hiệu của mình.

có nên kinh doanh nhượng quyền
Việc xác định trách nhiệm ban đầu là quan trọng

Sau đây là những ưu, nhược điểm của hình thức nhượng quyền và tự xây dựng thương hiệu:

Trách nhiệm ban đầu Nhượng quyền Tự xây dựng thương hiệu
Ưu điểm Không cần phải chịu trách nhiệm về việc phát triển hay quảng bá cho thương hiệu. Không cần tuân theo quy trình, thủ tục rườm rà.

Có thể xây dựng một thương hiệu mang dấu ấn riêng.

Nhược điểm Phải tuân theo các thủ tục, quy trình được thiết lập sẵn.

Không được quyền điều khiển, phát triển thương hiệu theo định hướng cá nhân ngay từ khi thành lập.

Có thể chịu những rủi ro (về truyền thông) từ công chúng.

Khi kinh doanh phải có kế hoạch rõ ràng, biết chia nhỏ những đầu mục công việc.

Cần có số vốn ban đầu để xây dựng nhận diện thương hiệu.

>>>> Tìm Hiểu Chi Tiết: Nhượng quyền thương hiệu là gì? Ưu, nhược điểm và lưu ý

1.2 Quyền được sáng tạo trong kinh doanh

Quyền sáng tạo trong kinh doanh là một yếu tố mà bạn cần xem xét đến. Trước khi bắt đầu mở quán hay nhà hàng, bạn cần phải xác định là bạn muốn tự sáng tạo thương hiệu mang phong cách riêng hay là đi theo lối mòn đã được kiểm nghiệm trước. Nếu bạn muốn thỏa thích sáng tạo thương hiệu mang dấu ấn cá nhân của mình, phải triển một thương hiệu riêng là lựa chọn tuyệt vời. có nên kinh doanh nhượng quyền

Sáng tạo trong kinh doanh tạo dấu ấn

Tuy nhiên, việc tự mở một thương hiệu riêng không hẳn là sẽ tối ưu hơn nhượng quyền. Hãy theo dõi những ưu nhược điểm về khía cạnh quyền sáng tạo giữa hai hình thức này nhé!

Quyền được sáng tạo Nhượng quyền Tự xây dựng thương hiệu
Ưu điểm Nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của thương hiệu nhượng quyền về cách lựa chọn vị trí kinh doanh, cách xây dựng menu hấp dẫn hay cách trang trí của quán. Có thể tự xây dựng được phong cách trang trí và menu quán ăn theo định hướng của chủ thương hiệu.
Nhược điểm Cần phải tuân theo menu, cách trang trí có sẵn. Phải luôn luôn linh hoạt trong việc thay đổi menu để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Phải có tầm nhìn, khả năng phán đoán sự phát triển, xu thế trong tương lai của lĩnh vực kinh doanh.

1.3 Chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh bao gồm chi phí ban đầu và chi phí vận hành. Khi bạn có một cửa hàng độc lập, bạn có thể thay đổi chi phí linh động phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, điều này cũng chưa thể trả lời cho câu hỏi có nên kinh doanh nhượng quyền hay không.

co nen kinh doanh nhuong quyen
Chi phí trong nhượng quyền

Hình thức kinh doanh nhượng quyền có chi phí vận hành tối ưu. Nhưng tự xây dựng thương hiệu lại cần ít vốn đầu tư ban đầu hơn. Chi phí là một trong những yếu tố mang vai trò quyết định hình thức kinh doanh. Sau đây là những ưu, nhược điểm của hai hình thức này về mặt chi phí:

Chi phí kinh doanh Nhượng quyền Tự xây dựng thương hiệu
Ưu điểm Nhận được sự tư vấn tài chính từ công ty nhượng quyền.

Sử dụng nguồn tài chính của mình để đầu tư vào một mô hình kinh doanh thành công được kiểm nghiệm trước đó.

Được hưởng toàn bộ những lợi nhuận có được trong quá trình kinh doanh. Điều này đồng nghĩa là chủ thương hiệu có thêm nguồn thanh khoản về tài chính.

Được quyền tự do lựa chọn nguyên vật liệu, nhà cung cấp, tự điều phối chi phí phù hợp với quy mô, định hướng của quán.

Nhược điểm Phải đảm bảo có lượng tiền để vận hành cửa hàng trong thời gian đầu.

Phải chấp nhận những khoản chi phí cố định và chi phí nhượng quyền.

Phải xác định rõ những khoản chi phí ban đầu như tiền thuê mặt bằng, giấy phép kinh doanh,…

Tự chuẩn bị nguồn chi phí vận hành lớn bao gồm trang trí quán, mua trang thiết bị, nguyên vật liệu, thuê nhân viên,…

1.4 Kinh nghiệm trong kinh doanh

Trong kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực F&B đều cần nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm này phải được tích cóp, chiêm nghiệm qua quá trình làm việc và thực chiến dài lâu. Không có bất cứ lối tắt nào để làm được điều này. Vì vậy, nếu bạn là người không có hoặc có ít kinh nghiệm, nhượng quyền thương hiệu, chuyển nhượng trà sữa, cafe,… là giải pháp tối ưu hơn.

có nên kinh doanh nhượng quyền
Kinh nghiệm là yếu tố cần xem xét

Tuy nhiên, nếu bạn là người có kinh nghiệm dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn muốn kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Kinh nghiệm kinh doanh được xếp ở vị trí cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Điều này thể hiện qua những ưu, nhược điểm sau:

Kinh nghiệm Nhượng quyền Tự xây dựng thương hiệu
Ưu điểm Học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm kinh doanh từ thương hiệu nhượng quyền như nhu cầu khách hàng, định vị thương hiệu, tối ưu chi phí,…

Học hỏi được kinh nghiệm quý báu từ những ông lớn trong ngành để sau này khởi nghiệp thuận lợi hơn.

Có thể vận dụng kinh nghiệm cá nhân vào kinh doanh.

Tự ra quyết định kinh doanh dựa trên những kinh nghiệm của mình mà không cần dựa dẫm vào người khác.

Nhược điểm Gặp những hạn chế trong việc vận dụng kinh nghiệm sẵn có vào vận hành quán. Nếu chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh thì dễ gặp thất bại.

2. Ưu và nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền

2.1 Ưu điểm

Một số ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền đối với bên nhượng quyền:

  • Có thể mở rộng được quy mô kinh doanh.
  • Nâng cao độ nhận diện thương hiệu của mình ở nhiều nơi.
  • Có thể tối ưu chi phí để tập trung phát triển thị trường.
  • Tạo dựng một mạng lưới liên kết rộng lớn.
  • Gia tăng thu nhập từ các bên được nhượng quyền.

Một số ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền đối với bên được nhượng quyền:

  • Tiết kiệm được thời gian xây dựng một thương hiệu mới, có sức cạnh tranh.
  • Có khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
  • Các sản phẩm, dịch vụ đều được thực hiện theo một quy chuẩn từ đầu.
  • Được hỗ trợ đào tạo nhân viên, quy trình quản lý, kế hoạch kinh doanh từ bên nhượng quyền.
  • Có thể nhận được các hoạt động hỗ trợ gọi vốn kinh doanh từ bên cho nhượng quyền.
co nen kinh doanh nhuong quyen
Ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền

2.2 Nhược điểm

Một số nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền đối với bên nhượng quyền:

  • Có thể bị mất quyền kiểm soát đồng bộ trong kinh doanh thương hiệu.
  • Nếu bên được nhường quyền xảy ra các vấn đề tiêu cực, bên nhượng quyền cũng sẽ nhận được ảnh hưởng xấu.
  • Có thể bộc phát những tranh chấp giữa các cơ sở.
  • Bên được nhượng quyền có thể lợi dụng những kiến thức, kinh nghiệm để mở thương hiệu riêng, cạnh tranh với bạn trong tương lai.

Một số nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền đối với bên được nhượng quyền:

  • Phải tốn một khoản phí lớn để mua thương hiệu của bên nhượng quyền.
  • Thương hiệu không thuộc quyền sở hữu của mình dù phát triển nhanh đến mức nào.
  • Lợi nhuận nhận được phải chia sẻ với bên nhượng quyền dưới nhiều hình thức khác nhau.
  • Hoạt động kinh doanh của bạn mang tính rập khuôn, lặp lại hoạt động của thương hiệu chủ.
có nên kinh doanh nhượng quyền
Nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền

>>>> Tham Khảo Ngay: Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu mẫu mới nhất 2022

3. 5 lợi ích của kinh doanh nhượng quyền thương mại

Hình thức kinh doanh nhượng quyền có nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận được những lợi ích của loại hình kinh doanh này. Kinh doanh nhượng quyền mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Để trả lời cho câu hỏi có nên kinh doanh nhượng quyền hay không, chúng tôi mang đến 5 lợi ích của hình thức kinh doanh này đối với bên nhận nhượng quyền.

  • Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh: Kinh doanh là một cuộc đua đầy sự rủi ro. Bạn có thể giàu lên chỉ sau 1 đêm nhờ kinh doanh. Nhưng bạn cũng có thể trắng tay trong phút chốc. So với việc tự xây dựng thương hiệu từ đầu thì việc sử dụng một thương hiệu có sẵn sẽ ít rủi ro hơn.
  • Nắm giữ được bí quyết để thành công ngay từ đầu: Thương hiệu là một trong các bí quyết thành công quan trọng nhất của bất kì doanh nghiệp nào.
  • Có tệp khách hàng ổn định ngay từ đầu: Một thương hiệu nổi tiếng luôn có tệp khách hàng trung thành. Khi nhận nhượng quyền, dù không triển khai các chiến lược marketing thì bạn vẫn thu hút được lượng khách hàng ổn định.
  • Tối ưu hóa chi phí nhập hàng: Bên nhận nhượng quyền sẽ nhận được nguồn nguyên liệu của bên nhượng quyền với mức giá ưu đãi nhất. Đồng thời, việc này còn giúp bạn không phải lo lắng về chất lượng nguyên vật liệu.
  • Tối ưu hóa các chiến lược marketing: Với những thương hiệu lớn nhượng quyền, độ nhận diện thương hiệu là có sẵn. Nhờ đó mà bạn không cần phải tốn quá nhiều chi phí để thực hiện các chiến dịch marketing để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình.
co nen kinh doanh nhuong quyen
Những lợi ích của kinh doanh nhượng quyền

Bên nhượng quyền cũng nhận được nhiều lợi ích của loại hình kinh doanh này. Lợi ích lớn nhất mà bên nhượng quyền nhận được là tiết kiệm được chi phí mở rộng quy mô kinh doanh. Họ không cần phải tốn một số tiền lớn để mở các cửa hàng tại những địa chỉ khác nhau. Hình thức kinh doanh nhượng quyền giúp họ tận dụng được cơ sở vật chất của bên mua nhượng quyền để mở rộng quy mô.

4. Những lĩnh vực hấp dẫn để kinh doanh nhượng quyền

Hiện nay, hình thức kinh doanh nhượng quyền không còn xa lạ nữa. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình thức nhượng quyền này tại bất cứ đâu. Đôi khi, bạn có thể nhận ra cơ sở kinh doanh mình ghé thăm không phải là thương hiệu do “mẹ đẻ” của chúng quản lý mà thay vào đó là do một bên được nhượng quyền kinh doanh.

có nên kinh doanh nhượng quyền
Nhiều lĩnh vực sử dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền

Hình thức kinh doanh này được nhiều người lựa chọn hiện nay. Nó mang lại lợi ích “win – win” cho cả hai bên. Đây cũng là cách để có thể tồn tại trong thị trường đầy khắc nghiệt hiện nay. Sau đây là những lĩnh vực hấp dẫn nhất của hình thức kinh doanh nhượng quyền:

  • Lĩnh vực F&B: Với sự xâm nhập của nhiều “ông lớn” trong ngành ẩm thức, nhượng quyền thương hiệu đã trở nên cực kỳ sôi động trong thời gian gần đây. Đặc biệt, kinh doanh trà sữa, cafe là những hình thức thu hút loại hình này nhất.
  • Lĩnh vực bán lẻ: Đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển. Vì vậy không khó hiểu khi lĩnh vực này lại rất phát triển hình thức nhượng quyền. Những cái tên nổi bật sử dụng hình thức nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam có thể kể đến như Vinmart, Saigon Coop,… Còn ở nước ngoài có những cái tên phổ biến như Big C, Circle K,…
  • Lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Giáo dục là lĩnh vực được xem trọng hàng đầu ở nước ta. Đặc biệt lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ lại thu hút được sự chú ý lớn. Các doanh nghiệp tham gia hình thức này rất đa dạng về quy mô từ nhỏ lẻ, cá nhân đến tổ chức lớn.
  • Lĩnh vực sức khỏe, làm đẹp: Nhu cầu sức khỏe và làm đẹp chưa bao giò là hết “hot”. Hiện nay, nhu cầu này không chỉ có ở nữ giới mà còn thu hút sự quan tâm của giới “mày râu”. Các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam hiện nay hầu hết có trụ sở ở nước ngoài.
  • Lĩnh vực thể dục, thể thao: Nhu cầu thể dục, thể thao ngày càng được quan tâm hiện nay. Đây là cơ hội lớn cho các thương hiệu trong lĩnh vực này.

5. Có nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hay không?

Vậy có nên kinh doanh nhượng quyền hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu, năng lực cá nhân của bạn. Bạn nên lựa chọn nhượng quyền thương hiệu nếu bạn không có kinh nghiệm gì trong kinh doanh, không muốn đầu tư nhiều cho lĩnh vực tiếp thị, marketing. Đây cũng là lựa chọn nếu bạn có niềm tin vào sự thành công của một hình mẫu có sẵn.

Bạn có thể lựa chọn xây dựng thương hiệu mới khi bạn có đủ kiến thức về kinh doanh, thương hiệu, marketing. Đồng thời nếu bạn là người có tham vọng làm chủ thương hiệu mới, không chịu sự ràng buộc của bất kỳ ai thì đây cũng là một lựa chọn tốt.

Mỗi hình thức kinh doanh đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Bạn phải dựa vào nhiều yếu tố như kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn, nguồn lực để lựa chọn loại hình phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cẩn thận xem xét thương hiệu nhượng quyền uy tín, chất lượng để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình.

có nên kinh doanh nhượng quyền
Lựa chọn hình thức kinh doanh nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Mong rằng qua bài viết trên của Trà sữa Đô Đô, bạn đã tiếp thu được nhiều kiến thức và tìm ra câu trả lời cho câu hởi có nên lựa chọn kinh doanh nhượng quyền hay không. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp với bản thân. Nếu bạn còn những câu hỏi liên quan đến vấn đề nhượng quyền thương hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!

Thông tin liên hệ với Đô Đô:

>>>> Thông Tin Hữu Ích: