Kinh doanh trà sữa đóng chai là một xu hướng mới nổi lên trong thời gian gần đây. Sự phát triển này xuất phát từ nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng đối với các loại trà sữa. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì khi bước vào thị trường này? Trong bài viết dưới đây, Trà sữa Đô Đô sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất để có kế hoạch kinh doanh thành công khi kinh doanh quán trà sữa với mô hình này.
1. Kinh doanh trà sữa đóng chai có gì cuốn hút?
Nếu bạn đang tìm hình thức kinh doanh đỡ tốn kém chi phí thì có thể tham khảo hình thức kinh doanh trà sữa đóng chai. Đây sẽ là cơ hội cho những ai đam mê kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trà sữa nhưng vốn luyến hạn hẹp. Với hình thức này, bạn chỉ cần chuẩn những chai trà sữa tại nhà, bước tiếp theo là kinh doanh trà sữa online bằng cách đăng tải lên các kênh trung gian, app giao hàng hoặc chính bạn là người giao.
Hoặc nếu bạn đầu tư hơn, bạn có thể lựa chọn hình thức mô hình trà sữa take away hoặc kinh doanh trà sữa xe đẩy. Mô hình này đòi hỏi bạn chỉ cần đầu tư xe đẩy, các chai nhựa, nguyên vật liệu nấu trà sữa và các dụng cụ để pha chế. Cực kỳ đơn giản và gọn nhẹ. Các chai trà sữa sẽ được chuẩn bị sẵn và được bày bán trên các xe đẩy một cách đẹp mắt để thu hút khách hàng.
2. Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh trà sữa đóng chai
Bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng có những ưu, nhược điểm khác nhau. Hình thức kinh doanh trà sữa đóng chai tạo ra những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn nhưng cũng tồn tại một số rủi ro nhất định. Cụ thể như sau:
Ưu điểm:
- Thời hạn sử dụng, bảo quản dài: Trà sữa đóng chai có thể được sử dụng trong một khoảng thời gian dài mà vẫn không mất đi hương vị thơm ngon. Nếu bạn không sử dụng hết, trà sữa vẫn có thể được bảo quản bằng cách đóng nắp chai và giữ lạnh. Bằng cách này trà sẽ không bị hỏng và có thể được sử dụng trong những lần tiếp theo.
- Quá trình vận chuyển tiện lợi: Nhờ có thiết kế đóng chai mà sản phẩm này có thể vận chuyển một cách dễ dàng. Sản phẩm không dễ dàng bị đổ, vỡ,… Để đảm bảo được điều này, các chai trà sữa hiện nay thường được làm từ chất liệu nhựa.
Nhược điểm:
- Các sản phẩm thiếu đa dạng: Tuy trà sữa đóng chai đang ngày càng được ưa chuộng nhưng vẫn chưa thể phổ biến được như loại pha tại chỗ đã có thương hiệu. Thông thường, trà sữa đóng chai sẽ có hai hương vị chính là truyền thống hoặc thái xanh.
- Cần nhiều thời gian để tìm thương hiệu uy tín: Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thương hiệu trà sữa đóng chai nổi tiếng. Hầu hết các thương hiệu có độ nhận diện cao là trà sữa pha sẵn. Vì vậy khi muốn sử dụng các sản phẩm trà sữa đóng chai, khách hàng cần phải khảo sát thông tin từ nhiều nguồn và thử vị mới chọn lựa được thương hiệu uy tín.
>>>> Xem Thêm Mô Hình: 7 mô hình kinh doanh trà sữa thành công nhất năm 2022
3. Các lưu ý khi kinh doanh trà sữa đóng chai
3.1 Xác định khách hàng mục tiêu
Trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh trà sữa đóng chai, bạn khoanh vùng được đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai. Từ đó bạn có thể xác định được những hương vị, mức giá chai trà sữa phù hợp với nhóm đối tượng này.
Mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có những hành vi mua hàng khác nhau. Vì vậy, việc xác định đúng đối tượng sẽ giúp bạn có định hướng phát triển quán phù hợp nhất.
3.2 Lên menu cho các sản phẩm trà sữa đóng chai
Khi đã xác định được khách hàng mục tiêu, bạn cần làm là hoàn thiện menu các hương vị trà sữa. Bạn cần phải xác định được hương vị đặc trưng nhất mà quán muốn tập trung kinh doanh và các hương vị phụ khác. Từ đó, bạn có thể có kế hoạch mua nguyên vật liệu phù hợp, tiết kiệm và tránh sai sót xảy ra.
Cùng với đó, các topping đi kèm cũng cần được xác định trước. Các topping này cần đi kèm trà sữa một cách hợp lý nhất. Trên thị trường có nhiều loại topping nhưng bạn nên chọn loại có thể kết hợp với sản phẩm trà sữa của bạn.
Chú ý: Khi có quá nhiều loại sản phẩm, bạn dễ gặp phải rủi ro thất thoát nguyên liệu. Vì vậy bạn cần chọn ra dòng hương vị phù hợp nhất để làm “top seller” cho thương hiệu.
3.3 Nghiên cứu cách bảo quản tốt nhất
Trà sữa là loại thức uống có hạn sử dụng trong ngày. Do đó, khi bạn muốn kinh doanh bằng hình thức đóng chai như các loại giải khát khác, bạn nên có sự nghiên cứu kỹ càng về cách bảo quản. Hơn nữa, cũng cần lưu ý dán team hướng dẫn bảo quản cho khách hàng khi mua.
Thời hạn bảo quản lâu nhất của trà sữa đóng chai là 3 ngày. Đây là hạn sử dụng cao nhất đối với trường hợp trà sữa được bảo quản tốt và để trong ngăn mát tủ lạnh. Vì vậy, công việc của bạn là nghiên cứu ra công thức nấu cũng như cách bảo quản sao cho có thể để lâu nhưng hương vị vẫn giữ nguyên vẹn được như ban đầu.
3.4 Đầu tư kênh bán hàng online
Khi bắt đầu kinh doanh trà sữa đóng chai, bạn cần lưu tâm đầu tư vào các kênh bán hàng online. Khi bán hàng online, bạn hãy tìm cách để khách hàng của bạn đặt hàng thuận tiện nhất. Bạn có thể tham khảo các cách sau:
- Tạo Website đặt hàng: Chủ cửa hàng có thể tạo ra một website order đơn giản bằng phần mềm máy tính bán hàng. Hãy đưa những món trà sữa của quán bạn lên menu của website và sau đó gửi cho khách hàng của bạn.
- Bán hàng trên các nền tảng MXH Facebook, Zalo: Sau khi tạo được website, order, bạn có thể chia sẻ đường linh web hay mã QR lên facebook, Zalo để khách hàng dễ đặt hàng. Khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán cùng một lúc. Sau đó quán sẽ nhận được order và chuẩn bị các món để gửi shipper đi giao hàng.
- Đưa các món lên app giao đồ ăn: Bạn có thể kết nối với các app giao đồ ăn như Now, Grab, LoShip,… để tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng mục tiêu.
- Liên hệ với khách hàng cũ: Bạn có thể liên hệ với khách hàng cũ để giới thiệu món mới của quán và tặng một số ưu đãi khi mua hàng.
3.5 Chọn loại chai thích hợp
Chọn loại chai đựng là vô cùng quan trọng bởi điểm chính trong hình thức kinh doanh này là trà sữa được đựng ở trong các sản phẩm chai nhựa hoặc thủy tinh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chai khác nhau từ thể tích đến chất liệu và kiểu dáng. Do đó, việc của bạn là chọn kiểu chai phù hợp với định hướng kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng. Ngoài ra, việc chọn thể tích chai cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận kinh doanh của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên đầu tư thiết kế nhãn hiệu, tem dán trên chai sao cho mang đậm dấu ấn riêng để thu hút khách hàng. Những chiếc tem bắt mắt được thiết kế riêng cho từng kiểu chai giúp tăng độ chuyên nghiệp và nâng tầm thương hiệu của bạn hơn đấy.
3.6 Lên kế hoạch truyền thông, marketing
- Đầu tư vào hình ảnh trên kênh bán hàng online:
Khi bạn muốn khách hàng đặt hàng ngay khi thấy sản phẩm, bạn cần chú trọng vào hình ảnh. Một thiết kế bao bì đẹp mắt, ảnh sản phẩm hấp dẫn sẽ khơi gợi được nhu cầu mua hàng của khách hàng.
Khách hàng hiện nay tiếp cận với nhiều thông tin, hình ảnh khác nhau qua internet. Vì vậy, việc muốn khách hàng chú ý đến thương hiệu của bạn không phải là điều dễ dàng. Một hình ảnh bắt mắt là yếu tố giữ chân khách hàng lại với thương hiệu của bạn. Đồng thời, thời gian đăng bài lên kênh bán hàng cũng cần phải được lựa chọn phù hợp. Thời gian tốt nhất để khách hàng order là 09:30-11:00 sáng và từ 14h đến 17h chiều.
- Tích điểm sau mỗi lần mua cho khách hàng:
Bạn có thể lựa chọn hình thức tích điểm cho khách hàng mua trà sữa online cùng với ưu đãi cho khách mua trực tiếp tại quán. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng quay lại quán để mua hàng cho những lần sau.
Qua bài viết trên, Trà sữa Đô Đô đã giới thiệu cho bạn những ưu, nhược điểm cùng các bước lập kế hoạch kinh doanh trà sữa đóng chai thành công. Mong rằng bạn sẽ nhận được nhiều kiến thức để mở thương hiệu trà sữa cho riêng mình.
>>>> Các Bài Viết Hữu Ích:
- Mở quán trà sữa ở nông thôn cần những gì? Chi tiết các bước
- Kinh doanh trà sữa vỉa hè: Kinh nghiệm và lưu ý để 1 vốn 4 lời