Kinh doanh trà sữa vỉa hè là một hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải ai mở quán trà sữa cũng thành công và duy trì được lâu dài. Để thu được lợi nhuận người bán hàng cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đọc ngay bài viết của Trà Sữa Đô Đô để “bỏ túi” những kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa vỉa hè nhé!
1. Ưu và nhược điểm khi kinh doanh mô hình trà sữa vỉa hè
1.1 Ưu điểm
Hình thức kinh doanh này có những ưu điểm sau:
- Chi phí mở một quán trà sữa vỉa hè thấp, nguồn vốn nhỏ: Điều này là vì bạn không phải mất phí thuê mặt bằng, nội thất trang trí cho quán. Bạn có thể tận dụng vỉa hè hoặc bán ở trước nhà.
- Thu hút mọi đối tượng khách hàng: Giá thành hợp lý là một trong những tiêu chí khi khách hàng chọn mua sản phẩm. Trà sữa vỉa hè thường có giá khá rẻ chỉ từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng. Vậy nên, với giá thành như vậy có thể thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
- Không cần chú trọng đến thương hiệu hay không gian quán: Bạn chỉ cần một chiếc xe có thể để được các món đồ pha chế là đủ. Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị thêm một vài chiếc bàn, chiếc ghế cho khách có nhu cầu ngồi lại. Để khách dễ phân biệt gian hàng của bạn, bạn nên sử dụng logo đơn giản đi kèm địa chỉ và số điện thoại.
1.2 Nhược điểm
Những nhược điểm của kinh doanh trà sữa vỉa hè:
- Sử dụng vỉa hè: Vỉa hè là tài sản chung và được quản lý bởi nhà nước. Vì vậy bạn chỉ có thể kinh doanh trong khuôn khổ được cho phép. Thậm chí, ở các thành phố lớn còn không cho phép bán hàng trên vỉa hè.
- Phụ thuộc vào tình hình thời tiết: Vì bán hàng ngoài trời nên thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến quán. Vào những ngày mưa bão bạn sẽ không bán được hàng hoặc bán được rất ít. Hay những ngày nắng nóng, nguyên liệu để ngoài trời có thể bị hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bạn cũng cần có một thể trạng khỏe mạnh để sẵn sàng dãi nắng dầm mưa khi bán trà sữa vỉa hè.
- Xảy ra xung đột với các quán khác: Vỉa hè là địa điểm công cộng vì vậy có rất nhiều người tận dụng để mở quán nhằm tiết kiệm chi phí. Nhiều quán cùng mở tại một địa điểm thì không thể tránh khỏi xung đột. Để tránh gây ảnh hưởng đến quán của cả đôi bên thì hãy cân nhắc chọn địa điểm kinh doanh hợp lý.
- Khó khăn khi có ý định kinh doanh lâu dài hay mở rộng thương hiệu: Một số thương hiệu trà sữa vỉa hè cũng được duy trì và bán trong một thời gian dài ngang ngửa với các thương hiệu lớn. Tuy nhiên để đạt được như vậy bạn cần có chiến lược kinh doanh và mô hình kinh doanh.
>>>> Xem Thêm Mô Hình Kinh Doanh Hot:
2. Kinh nghiệm bán trà sữa vỉa hè “bao” thành công với 9 bước
Như đã nói ở trên, để có một quán trà sữa thành công và duy trì trong một thời gian dài thì bạn cần có một kế hoạch kinh doanh. Để giúp bạn dễ hình dung hơn, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể 9 bước giúp bạn triển khai ý tưởng kinh doanh của mình.
2.1 Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng là những người mua sản phẩm của bạn. Xác định đối tượng khách hàng giúp bạn hình dung được đối tượng mình sẽ phục vụ là ai. Càng xác định được đối tượng khách hàng cụ thể thì kế hoạch kinh doanh của bạn càng cụ thể. Hầu hết các đối tượng khách hàng uống trà sữa sẽ chia thành các nhóm như sau:
- Học sinh, sinh viên: Đây là đối tượng khách hàng lớn nhất, chiếm khoảng 50 – 60%. Đặc điểm của đối tượng này là hay đi theo nhóm, tần suất uống trà sữa cao. Nếu bạn hướng tới mở quán quy mô vừa và nhỏ thì đây là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Dân văn phòng, các cặp đôi và gia đình: Đối tượng này chiếm khoảng 40% tổng thị trường. Đây là nhóm đã đi làm vì vậy có khoản chi tiêu lớn.
2.2 Bước 2: Lập kế hoạch kinh doanh
Khi lập kế hoạch kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Phân tích mức độ phù hợp của bản thân với lĩnh vực này. Bạn có điểm mạnh, điểm yếu gì? Bạn đã có hay chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này? Bạn có thể pha chế trà sữa không? Học pha chế ở đâu?
- Đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới là đối tượng nào?
- Mô hình kinh doanh như thế nào? Nên mở quán riêng hay quán trà sữa nhượng quyền? Các sản phẩm trà sữa bạn bán cụ thể là gì?
- Đối thủ cạnh tranh với bạn là ai? Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì? Quán của bạn có gì khác biệt với quán của họ?
- Chi phí cần cho việc kinh doanh là bao nhiêu?
- Các nguyên liệu, máy móc mua ở đâu? Giá cả ra sao?
- Chiến lược quảng cáo, tiếp thị quán trà sữa của bạn là gì? Quảng cáo trên nền tảng nào? Cần chi trả bao nhiêu cho quảng cáo?
- Có thuê nhân viên hay không? Chi phí nếu thuê nhân viên là bao nhiêu?
2.3 Bước 3: Lựa chọn địa điểm quán
Thuê mặt bằng bán trà sữa sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận bạn thu về. Những địa điểm gần với đối tượng khách hàng bạn hướng đến như ở cổng trường học, gần các khu vui chơi, trước các tòa nhà văn phòng… Các địa điểm này thường tập trung đông người và có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn.
Vị trí của quán quyết định đến 30% sự thành công của dự án của bạn. Kinh doanh trà sữa vỉa hè không đòi hỏi phải thuê một không gian quán lớn. Nếu chỉ bán trà sữa phục vụ một nhóm đối tượng khách hàng nhỏ thì bạn có thể tận dụng khoảng trống trước nhà, khu phố để mở quán. Dù là mở quán ở vị trí nào hãy đảm bảo khách hàng bạn hướng tới dễ dàng nhìn và tìm thấy quán của bạn.
2.4 Bước 4: Lên ý tưởng trang trí quán vỉa hè
Đối với hình thức bán trà sữa vỉa hè thì bạn cần đầu tư và thiết kế cho chiếc xe bán hàng của mình. Những thiết kế bắt mắt, nổi bật sẽ thu hút khách hàng đến gian hàng của bạn. Các tấm decal in hình ngộ nghĩnh, dễ thương, những lời quảng cáo hấp dẫn là một gợi ý cho bạn. Chi phi thiết kế rơi vào khoảng 2 triệu đến 4 triệu.
Bên cạnh đó, bạn có thể “nâng cấp” thêm các yếu tố khác của quán như quầy pha chế, khu vực chỗ ngồi, ánh đèn, biển quảng cáo… của quán. Một vài chi tiết nhỏ cũng sẽ khiến quá trà sữa vỉa hè của bạn nổi bật so với những quán khác đấy!
>>>> Ý Tưởng Hay: Cách trang trí quán trà sữa vỉa hè ấn tượng, cực hút khách
2.5 Bước 5: Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán.
Khi kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thì bạn cần có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,… Đối với mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền quy mô vừa đến lớn cần có đầy đủ giấy tờ pháp lý trước khi mở quán.
Đối với quán trà sữa vỉa hè thì bạn không thuê địa điểm kinh doanh cố định nên sẽ không cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Vì vậy nếu kinh doanh vỉa hè thì bạn có thể bỏ qua bước này.
2.6 Bước 6: Hoàn thiện menu cho quán
Các hương vị, các loại đồ uống được thể hiện trên menu để khách hàng lựa chọn. Một trong những điểm thu hút khách đến quán là những món đồ uống độc quyền. Vì vậy bạn cần suy nghĩ và sáng tạo ra những món đồ uống mới mẻ để đưa vào menu.
Menu cũng cần được thiết kế một cách chuyên nghiệp, có hình ảnh, font chữ rõ ràng, giá bán… Một mẹo nhỏ khi thiết kế menu là bạn nên để các món có hương vị nổi bật, khác biệt ở đầu menu. Bạn có thêm những kí hiệu như hình sao, trái tim thể hiện là món được yêu thích nhất hoặc các món đặc biệt.
2.7 Bước 7: Chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị cần thiết
Bạn cần chuẩn bị một số thiết bị và dụng cụ pha chế trà sữa như:
- Máy dập nắp: Những chiếc máy này khá quen thuộc ở bất cứ quán bán đồ uống nào. Máy này dùng để bịt kín miệng ly, tránh trà sữa đổ ra ngoài.
- Nồi nấu trà: Đây là dụng cụ chuyên để nấu trà. Tuy nhiên nếu kinh doanh ở quy mô nhỏ bạn có thể đun bằng bếp gas hoặc bếp điện.
- Bình ủ trà: Dụng cụ này đảm bảo chất lượng trà trong quá trình sử dụng. Tùy vào quy mô quán bạn nên chọn mua một chiếc bình ủ trà phù hợp.
- Máy đo lượng đường: Dụng cụ này giúp bạn định lượng lượng đường một cách chính xác, tạo độ ngọt đúng chuẩn theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đong thủ công nếu không có nhiều không gian cho quầy pha chế.
Ngoài những dụng cụ và thiết bị kể trên, tùy thuộc vào nhu cầu bạn có thể mua thêm một số thiết bị hay dụng cụ khác.
>>>> Đọc Ngay: Tổng hợp dụng cụ pha chế trà sữa chuyên nghiệp để mở quán
2.8 Bước 8: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu để pha chế.
Khi đã chuẩn bị tất cả các loại thiết bị kể trên, tiếp theo bạn cần chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu dùng trong pha chế trà sữa. Nếu xác định làm lâu dài thì bạn nên chọn mua các nguyên liệu chất lượng cũng như nguồn cung cấp uy tín.
Một số nguyên liệu, vật liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Nguyên liệu pha chế: Trà, đường, các loại siro, bột trà sữa, topping (trân châu đen, trân châu trắng, pudding, sương sáo…)…
- Vật liệu pha chế: Cốc nhựa, ống hút, thìa,…
Sau khi đã lên danh sách các dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu cần mua thì bạn hãy tìm một nhà cung cấp phù hợp. Nhà cung cấp cần đảm bảo các tiêu chí về giá cả phù hợp, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
2.9 Bước 9: Chuẩn bị nhân sự
Nếu bạn kinh doanh ở quy mô nhỏ thì bạn có thể tự mình làm tất cả mọi việc từ nhận đơn, pha chế, phục vụ, dọn dẹp… Hoặc bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình. Nếu bạn kinh doanh ở quy mô lớn hơn thì bạn nên thuê nhân viên phụ giúp.
Khi thuê nhân viên thì bạn cần đào tạo nhân viên đảm bảo rằng họ biết cách pha chế, cách nhận đơn, chăm sóc khách hàng… Bên cạnh đó, bạn cần có những chính sách hỗ trợ, trả lương cho nhân viên.
3. Những lưu ý khi bán trà sữa vỉa hè
3.1 Chọn mặt bằng bán trà sữa thích hợp
Vị trí mở quán có quyết định quan trọng đến sự thành công của quán. Vì vậy, việc chọn vị trí quán là rất quan trọng. Bạn nên chọn những vị trí gần khu trung tâm, dân cư đông đúc, gần các địa điểm công cộng như trường học, công viên, khu vui chơi…
Môi trường xung quanh cần rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, tránh những công trình đang xây dựng. Đặc biệt bạn cần phải có sự cho phép của chính quyền địa phương về việc sử dụng vỉa hè để kinh doanh.
3.2 Liên tục cập nhật các trend mới
Đối tượng khách hàng chủ yếu sử dụng trà sữa là những người trẻ tuổi. Vì vậy, việc cập nhật các xu hướng mới là cần thiết để thu hút khách hàng trở lại mua sản phẩm. Ví dụ, đổi mới về hương vị, cách pha chế mới, hình thức của cốc trà sữa, trà sữa 2 ngăn,…
3.3 Đẩy mạnh việc marketing, khuyến mãi
Bên cạnh chất lượng, hương vị đồ uống thì marketing là một mảng quan trọng cần có nếu muốn việc kinh doanh đạt được kết quả tốt. Bên cạnh đó các chương trình khuyến mãi luôn thu hút một lượng lớn khách hàng.
3.4 Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu khi kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống. Bởi vì chất lượng đi kèm vệ sinh sạch sẽ mới là lý do khách hàng quay trở lại cửa hàng của bạn.
Cùng là bỏ tiền ra mua nguyên liệu, đừng ham đồ rẻ mà mua phải hàng kém chất lượng, hãy chọn nguyên liệu chất lượng và phù hợp với ngân sách của bạn. Bạn cần chú trọng đầu tư ở khoản này và đảm bảo rằng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, hợp vệ sinh.
3.5 Menu trà sữa đa dạng, phong phú các loại vị
Khi lên menu cho quán, bạn nên có nhiều hương vị cũng như topping khác nhau để khách hàng thoải mái lựa chọn. Ví dụ như trà sữa matcha, sữa tươi trân châu đường đen, hồng trà sữa… Các loại topping như: pudding trứng, thạch phô mai, trân châu đen, trân châu trắng…
3.6 Bán kèm với các sản phẩm khác
Khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn có thể bán thêm các loại đồ ăn khác như nước trái cây, hướng dương, khô gà, xúc xích… Điều này giúp quán đông khách hơn và giúp bạn tăng thêm lợi nhuận.
3.7 Thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng
Bên cạnh chất lượng đồ uống thì thái độ phục vụ là một yếu tố quyết định khách hàng có quay lại quán của bạn hay không. Thái độ phục vụ nhiệt tình, vui vẻ, niềm nở sẽ tạo thiện cảm cho khách hàng khi đến quán của bạn.
3.8 Bán hàng trên nhiều kênh khác nhau
Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ, các trang mạng xã hội, các ứng dụng đặt hàng online cũng trở thành một nơi bán hàng tiềm năng. Các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo… Các ứng dụng đặt đồ ăn như: Grab Food, Shopee Food, Gojeck, Baemin,…. Vì vậy bạn nên tận dụng các kênh thông tin này để đẩy mạnh truyền thông cũng như tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
3.9 Đầu tư view đẹp cho quán
View đẹp là một điểm cộng cho quán, cũng là một yếu tố thu hút khách hàng. Yếu tố này giúp thỏa mãn nhu cầu chụp ảnh của khách hàng. Vì vậy, đầu tư view đẹp cho quán cũng là một điều bạn nên cân nhắc khi kinh doanh trà sữa.
Bài viết của Trà sữa Đô Đô đã cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết về kinh doanh trà sữa vỉa hè. Đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra được trong quá trình kinh doanh để đạt được thành công với hơn 30 cửa hàng tại các tỉnh miền Bắc. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về kinh nghiệm, cách pha chế và kinh doanh trà sữa thì hãy truy cập các kênh thông tin của Đô Đô nhé!
>>>> Tiếp Tục Với: