Kế hoạch marketing cho quán trà sữa hiệu quả sẽ giúp cửa hàng của bạn phát triển ổn định và bền vững. Chính vì vậy, bài viết hôm nay của Trà Sữa Đô Đô sẽ mang đến cho mọi người một kế hoạch marketing thông minh, chi tiết trong 8 bước khi kinh doanh trà sữa. Hãy cùng đọc hết bài viết này để nắm chắc các bước này nhé!
1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” chính là câu nói dành cho những người đang làm kinh doanh và buôn bán trà sữa cũng không phải ngoại lệ. Trước khi suy nghĩ nên bắt đầu một chiến lượng quảng bá quán trà sữa như thế nào thì việc nghiên cứu thị trường hiện nay và đặc điểm của đối thủ là bước không thể bỏ qua.
Thực tế, có rất nhiều quán trà sữa lược bỏ bước này, trực tiếp đi tới việc lập kế hoạch marketing. Chính bởi tư duy kinh doanh nhỏ lẻ, ít vốn nên không cần phải phức tạp như vậy nên đã khiến việc marketing quán trà sữa không đạt hiệu quả.
>>>> Tìm Hiểu Thêm: Kinh doanh trà sữa vỉa hè: Kinh nghiệm và lưu ý để 1 vốn 4 lời
1.1 Vì sao cần nghiên cứu thị trường đối thủ
Việc nghiên cứu thị trường bên cạnh các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về ngành và thị yếu khách hàng. Bạn sẽ xác định được vị trí của mình, đối thủ của bạn đang nghiên cứu, phát triển như thế nào, có cơ hội nào dành cho thương hiệu của bạn hay không,… Tìm hiểu kỹ về đối thủ và thị trường hiện tại là cách bạn tiếp cận chủ động và định hình được kế hoạch marketing cho quán trà sữa của bạn đạt được hiệu quả cao nhất.
>>>> Kinh Nghiệm: Kinh doanh trà sữa online hiệu quả chi tiết từ A-Z
1.2 Nghiên cứu như thế nào?
Bạn có thể thực hiện phỏng vấn, theo dõi, khảo sát khách hàng, nghiên cứu những thảo luận trên các trang mạng truyền thông, tìm hiểu các nguồn thông tin hoặc trực tiếp quan sát hành vi của khách hàng tại khu vực lân cận.
Bạn có thể dễ dàng tìm ra cách nghiên cứu đúng đắn nhờ và một vài câu hỏi ngay dưới đây:
- Sự thay đổi của thị trường trà sữa đang được diễn ra như thế nào? Xu hướng hiện nay là gì? Mô hình kinh doanh trà sữa nào đang hot?
- Phân khúc thị trường nào chưa được các thương hiệu khác đáp ứng?
- Đối thủ cạnh tranh trên thị trường có nhiều hay không? Họ là những ai?
- Ưu và nhược điểm của đối thủ là gì? Cách họ đang marketing quán trà sữa của họ là gì?
- Lợi thế khi bạn cạnh tranh là gì? Điều gì trong những đặc điểm như: Giá thành, địa điểm, chất lượng dịch vụ,… sẽ khiến quán trà sữa của bạn trở nên đặc biệt?
>>>> Xem Thêm: Kinh doanh trà sữa xe đẩy | Bí quyết kinh doanh vốn ít, lời nhiều
2. Bước 2: Phân đoạn thị trường trà sữa và xác định khách hàng mục tiêu
Không một thương hiệu trà sữa nào hấp dẫn được tất cả mọi người kể cả những thương hiệu nổi tiếng nhất. Vì vậy, bạn hãy chọn một phân khúc khách hàng phù hợp với những lợi thế của bạn để có thể phục vụ họ.
Bạn nên chia khách hàng theo những tiêu chí như: Độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí cảu họ, mô hình quán, mục đích của họ,… Sau đó, tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu từng đối tượng để tìm ra được phân khúc thị trường tiềm năng nhất với bạn.
Hiện nay, những đối tượng chính mà các thương hiệu trà sữa đang hướng đến chính là Gen X (1980-1990) và Gen Z (1995-2012), họ thường nằm trong độ tuổi từ 15-35 tuổi.
Trong đó lứa tuổi 18-25 chính là nhóm khách hàng chính. Họ là nhóm dân số đông nhất, dễ bị tác động bởi những trào lưu mới lạ, hình ảnh bắt mắt và cả những khuyến mãi hấp dẫn. Nếu bạn chọn được nhóm khách hàng phù hợp, kế hoạch marketing cho quán trà sữa của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ, mở ra nhiều cơ hội phát triển.
Dưới đây là một vài câu hỏi phổ biến khi bạn đang muốn lựa chọn phân khúc khách hàng:
- Phân khúc khách hàng nào phù hợp với những lợi thế nào?
- Chi phí và khả năng tiếp cận khách hàng trong nhóm đó có phù hợp hay không?
- Phân khúc khách hàng đó có đủ để duy trì, mang lại lợi nhuận hay không?
- Liệu có khả năng tăng trưởng đối với phân khúc đó hay không?
- Với phân khúc khách hàng đó, đâu là những đối thủ của bạn?
3. Bước 3: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng, tiếp theo bạn cần phải định hình chính xác được đó là những ai. Bản chất của marketing là bắt đầu từ sự thấu hiểu những vị khách hàng. Chính vì vậy, khi bắt đầu kế hoạch marketing quán trà sữa, bạn cần phải tìm hiểu rõ hơn về sở thích, thói quen, nhu cầu của họ thì kế hoạch mới có thể tác động tới khách hàng.
Khi vẽ chân dung khách hàng, bạn nên tìm hiểu kỹ một số vấn đề như
- Sở thích và thói quen của khách hàng là gì?
- Hành vi tiêu dùng của họ dễ bị ảnh hưởng bởi những gì?
- Ai là người ảnh hưởng/ai là người quyết định?
- Mục đích họ đến quán trà sữa là gì?
- Họ quan tâm những gì khi tới quán trà sữa?
- Họ thường sử dụng những kênh truyền thông nào?
Bên cạnh tìm hiểu các nhóm khách hàng mới, bạn cũng có thể khảo sát thông qua các vị khách hàng cũ của bạn. Để làm được những điều này, bạn cần sự giúp đỡ của các công cụ giúp bạn lưu trữ thông tin khách hàng, thống kê, theo dõi những hành vị của họ khi ghé quán. Những thông tin đó bao gồm: Độ tuổi, giới tính, tần suất uống tại quán, sở thích và thói quen đồ uống,… từ đó bạn có thể đưa ra được kế hoạch marketing chính xác hơn.
4. Bước 4: Xác định mục tiêu marketing quán trà sữa
Mục tiêu marketing cần luôn đi song hành với kế hoạch marketing cho quán trà sữa. Bạn không cần đặt quá nhiều mục tiêu tránh lúc triển khai dễ bị rối, không đạt hiệu quả như mong đợi. Những mục tiêu ngắn và dài hạn đối với một thương hiệu đó có thể là: Thu hút khách hàng mới, tạo dựng lượng khách hàng trung thành, mở rộng chiến lược marketing quán trà sữa, thúc đẩy doanh thu ngắn hoặc dài hạn,…
Mỗi giai đoạn phát triển sẽ cần một kế hoạch và một mục tiêu marketing khác nhau. Một lưu ý quan trọng khi thiết lập mục tiêu marketing đó là quy tắc SMART. Đây là quy tắc quan trọng và được hầu hết những thương, doanh nghiệp sử dụng. Những yếu tố trong quy tắc Smart đó là:
- Specific (Cụ thể)
- Measurable (Đo lường được)
- Achievable (Có thể đạt được)
- Realistic (Tính thực tiễn)
- Time bound (Có ký hạn)
5. Bước 5: Xác định và phân bổ ngân sách dành cho marketing
Khi đã xác định được tất cả các bước trên, bạn cần tiến hành xác định kinh phí cần thiết dành cho quá trình marketing. Việc thiết lập ngân sách cần được tính toán chính xác, kỹ lưỡng dựa trên tiềm lực kinh tế, chi phí kinh doanh, khoản chi phí bỏ ra cho mỗi khách hàng mang về,… Xây dựng được kế hoạch ngân sách chi tiết sẽ giúp quá trình thực hiện trở nên đơn giản hơn, tránh được những phát sinh không cần thiết.
Ngân sách đặt ra cũng phải phù hợp với mục tiêu marketing. Nếu bạn bị hạn chế về ngân sách, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến mục tiêu đặt ra trước đó. Trong quá trình thực hiện kế hoạch marketing cho quán trà sữa, bạn cần luôn theo dõi chi tiết, đánh giá cụ thể để điều chỉnh ngân sách cho phù hợp với tình hình hiện tại.
>>>> Tham Khảo: Cách trang trí quán trà sữa bình dân khiến khách hàng “mê mẩn”
6. Bước 6: Xây dựng thông điệp marketing
Xây dựng thông điệp truyền thông (Key message) là một bước không thể bỏ qua trong quá trình lập kế hoạch marketing cho quán trà sữa. Một thông điệp tích cực sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng, cho thấy rằng quán của bạn có thể giải quyết vấn đề của họ như thế nào, vì sao họ nên chọn bạn thay vì các quán trà sữa khác. Thông điệp nên được xây dựng từ những giá trị của sản phẩm hoặc thương hiệu tránh những ngôn từ xáo rỗng.
Bạn hãy chọn lọc là gửi gắm thông điệp giá trị nhất và phù hợp với mục tiêu marketing quán trà sữa đến với khách hàng. Các tiêu chí cho một thông điệp giúp marketing hiệu quả:
- Ngắn gọn và rõ ràng: Một câu nói ngắn gọn nhưng truyền tải đầy đủ trọng tâm sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ.
- Ấn tượng và có khả năng khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng.
- Tập trung vào sự khác biệt của bạn.
- Truyền tải được những năng lượng, giá trị tích cực đến với khách hàng.
- Đảm bảo tính nhất quán trên tất cả các phương tiện truyền thông.
7. Bước 7: Lựa chọn kênh truyền thông thích hợp
Sau khi đã chọn xong thông điệp, bạn cần sử dụng truyền thông để đưa thông điệp đó tiếp cận được với mọi người. Bạn có thể phát tờ rơi, treo băng rôn, tổ chức roadshow,… hay quảng cáo trên mạng xã hội, khách hàng ở đâu, truyền thông tiếp cận ở đó.
Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và tài chính, bạn có thể lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp. Với những đối tượng như thế hệ trẻ thì truyền thông mạng xã hội là hình thức phổ biến nhất.
Bất kỳ thương hiệu trà sữa nào cũng có sự hiện diện trên các nền tảng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram,… Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng truyền thông truyền miệng thông qua các hội nhóm “food review”. Đây là hai hình thức mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với mức độ tin tưởng cao mà không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi nếu như vô tình quán của bạn xuất hiện một đánh giá xấu.
Một số mô hình truyền thông giúp marketing quán trà sữa hiệu quả mà bạn có thể sẽ quan tâm đó là:
- Các kênh truyền thông mạng: Tiktok, Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter,…
- Các kênh in tiếp thị: Quảng cáo, tạp chí, tài liệu quảng cáo,…
- Các kênh tiếp thị qua email: Chữ ký email, bản tin, biểu ngữ,…
- Các trang web: Trang web hay blog của riêng bạn
- Kênh giới thiệu: Thư mục, trang web tham chiếu đến trang/quán trà sữa của bạn,…
- SEO: Thẻ tiêu đề, từ khóa, mô tả meta,… thích hợp
- Truyền miệng: Giới thiệu về thương hiệu quán trà sữa của bạn là ai và bạn cung cấp những gì.
- Tiếp thị trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC)
8. Bước 8: Lên phương án đo lường hiệu quả marketing
Khi lập một bản kế hoạch marketing cho quán trà sữa thì không thể thiếu phương án đánh giá hay phương án đo lường. Bạn có rất nhiều hạng mục cần đo lường như hiệu quả từng kênh truyền thông, hiệu quả hoạt động, có đạt được mục đích marketing hay không,… Phương án đo lường sẽ giúp bạn theo dõi sát sao hiệu quả quá trình marketing, nhờ đó bạn sẽ có những thay đổi phù hợp hơn để đạt được mục đích cuối cùng của kế hoạch.
Vậy cách đo lường hiệu quả marketing quán trà sữa của bạn như thế nào? Dưới đây là một vài cách bạn có thể tham khảo nhé:
- Khảo sát khách hàng: Dựa vào mục tiêu mà bạn có thể đưa ra những câu hỏi khảo sát khác nhau để làm tiêu chí đo lường. Ví dụ, “Nhờ đâu bạn biết đến quán trà sữa này?” – Câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn biết được những nền tảng marketing nào có hiệu quả.
- Tung nhiều ưu đãi khuyến mãi như voucher: Đây là một mẹo kinh doanh không bao giờ hết hiệu quả. Tỷ lệ quay lại của khách hàng sẽ tỷ lệ thuận với số lượng voucher được sử dụng mỗi lần phát hành.
- Theo dõi doanh thu và đơn hàng mỗi ngày: Mức độ tăng trưởng đơn hàng như thế nào so với bình quân? Chi phí đã bỏ ra là bao nhiêu? Từ đó bạn có thể đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch marketing.
9. Gợi ý marketing hiệu quả dành cho quán trà sữa mới
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn 8 bước cơ bản để xây dựng kế hoạch marketing cho quán trà sữa. Ở phần tiếp theo sau đây, Đô Đô sẽ bật mí cho bạn những lưu ý giúp quá trình marketing diễn ra hiệu quả hơn, đặc biệt phù hợp với những quán trà sữa mới.
9.1 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Qua những phân tích về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong những phân khúc tương tự, cao và thấp hơn, bạn có thể tìm ra những đặc điểm nổi bật giúp thu hút nhiều khách hàng. Bạn có thể biết được đâu là thức uống đang phổ biến trên thị trường từ đó biến tấu, sáng tạo những công thức mới lạ cho menu của quán, giúp hấp dẫn được nhiều khách hàng hơn.
Bạn có thể thiết kế menu đồ uống hợp lý, đa dạng, đủ để đáp ứng nhu cầu của xu thế và thị trường luôn thay đổi liên tục. Bạn có thể cập nhật nhiều món mới, giúp cho quán của bạn không bị nhàm chán và luôn gây tò mò với khách hàng.
Đa số các loại trà sữa đều có hương vị gần giống nhau, do đó để tồn tại và phát triển, bạn cần ít nhất một đặc điểm khác lạ giúp khách hàng nhớ đến bạn. Bạn không cần tất cả các món đều nổi trội, bạn chỉ cần một món đáng nhớ là được.
Ví dụ: Nhắc đến Trà sữa Đô Đô, bạn sẽ nghĩ ngay đến những món topping rất độc đáo như các loại topping mì sợi, ngũ cốc,… Đặc biệt, món trà sữa mochi kéo dài luôn nằm trong danh sách best seller của quán. Đây đều là những món trà sữa độc lạ bạn chỉ có thể tìm thấy ở Đô Đô. Chính vì chúng tôi có sự khác biệt như vậy so với tất cả các thương hiệu đồ uống khác nên thương hiệu của chúng tôi luôn có chỗ đứng trên thị trường.
9.2 Tập trung vào ưu thế về địa điểm, mặt bằng
Địa điểm của quán cũng rất quan trọng. Không khó để bạn có thể nhận ra rằng, tất cả các địa điểm ăn uống nổi tiếng, quen thuộc mà bạn thường ghé qua đều nằm trên đường bạn đi học, đi làm, hoặc gần trung tâm giải trí thành phố. Bạn cần lựa chọn vị trí một cách cẩn thận, tránh đối đầu trực tiếp với các thương hiệu nổi tiếng hoặc có chỗ đứng trên thị trường ngay từ đầu.
Bắt đầu quá trình marketing cho từng địa điểm, tận dụng những ưu và nhược điểm để cải tiến, làm marketing cho cửa hàng tại khu vực đó. Tại mỗi khu vực cửa hàng, bạn sẽ có những nhóm khách hàng cụ thể và địa lý để bạn có thể tận dụng và khai thác.
- Nếu quán của bạn gần với những địa điểm du lịch, hãy quảng bá cửa hàng trên các trang web du lịch đó.
- Nếu gần các trường học, bạn có thể tận dụng các chương trình ưu đãi, giảm giá,… cho học sinh, sinh viên vào những ngày lễ như 20/11, ngày hội trường,…
- Nếu quán trà sữa gần hoặc trong khu dân cư, bạn có thể tổ chức các sự kiện khai trương, thường niên nhỏ nhằm thu hút khách hàng. Mỗi một địa điểm sẽ có những ưu điểm để bạn khai thác.
>>>> Mẫu Trang Trí Đẹp: 10+ cách trang trí quán trà sữa ngồi bệt ấn tượng, thu hút khách
9.3 Chiến lược giá trà sữa phù hợp với phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Phụ thuộc vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, các giá trị sản phẩm và mức độ khác biệt, bạn có thể đưa ra một mức giá phù hợp. Những thương hiệu cung cấp dịch vụ và chất lượng đồ uống cao sẽ có cơ hội định giá sản phẩm cao như Gongcha, KOI hay Phúc Long,… Mức giá trung bình cho một ly trà sữa bình dân là từ 30.000-40.000đ, tuy nhiên, bạn vẫn sẽ thấy có những quán giá của sản phẩm có thể từ 50.000-60.000đ.
Vậy tại sao, họ vẫn được rất nhiều khách hàng đón nhận? Đó chính là bởi chất lượng của đồ uống và dịch vụ xứng đáng để họ có thể quay lại và trải nghiệm nhiều hơn.
Tuy nhiên, để có thể tồn tại và cạnh tranh được với nhiều thương hiệu khác, bạn cần phải đảm bảo giá không quá chênh lệch với thị trường. Nếu bạn muốn thu hút được nhiều khách hàng bên cạnh những sản phẩm giá cao, bạn cần xen kẽ các sản phẩm bình dân để khách hàng không băn khoăn khi ghé quán. Đây là chiến lược được rất nhiều quán áp dụng và không bao giờ thất bại.
9.4 Ứng dụng hệ sinh thái công nghệ trong kinh doanh trà sữa
Ngày nay, sự xuất hiện của rất nhiều nền tảng, ứng dụng dành cho F&B như các app giao/ship đồ ăn, app reviews, nền tảng phân phối e-vouchers,… cùng với xu hướng chuyển đổi số đã tạo nên cơ hội lớn dành cho cả người bán và người mua tất cả các mặt hàng, không chỉ riêng trà sữa.
- Ứng dụng giao đồ ăn: Go-Food, Baemin, Now.vn, GrabFood,…
- Tìm kiếm địa điểm, review quán: Tiktok, Foody, Lozi, 5food,…
- Phân phối e-voucher: Jamja, Meete, iFind, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, hay các dịch vụ đặt đồ ăn…
- Ví điện tử: Momo, Zalo Pay, Airpay, VinID,…
Các nền tảng này đều rất phát triển và có sẵn một cộng đồng người sử dụng vô cùng lớn mạnh. Bạn nên tận dụng những nền tảng này một cách triệt để để marketing cho chính thương hiệu của mình. Lợi ích dễ nhận thấy nhất là gia tăng mức độ nhận diện và tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cũng chính là cách thu hút nhiều khách hàng.
Bạn cũng có thể tận dụng cả những tính năng về quản lý khách hàng có sẵn trên các phần mềm quản lý bán hàng dành cho các quán trà sữa.
Với tình hình kinh doanh khốc liệt hiện tại, một kế hoạch marketing cho quán trà sữa thật chi tiết là điều vô cùng cần thiết. Dù bạn sử dụng cách thức nào, phương tiện nào hãy đừng nên bỏ qua 3 yếu tố quan trọng: Đúng thông điệp, đúng đối tượng, đúng kênh truyền thông nhé! Chúc bạn khởi nghiệp thành công!
Liên hệ với chúng tôi qua:
- Facebook: Trà sữa Đồng giá 21K – Đô Đô
- Địa chỉ: 14 Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 0979.739.997 (Mr.Việt)
- Website: https://trasuadodo.vn/
- Email: trasuadonggiadodo@gmail.com
>>>> Tiếp Tục Với: