Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công CHI TIẾT từ A-Z

Hiện nay, nhiều startup gặp nhiều khó khăn trong việc bắt đầu kinh doanh trà sữa. Do đó, với mong muốn hỗ trợ các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công. Hãy cùng xem ngay nhé!

1. Nghiên cứu thị trường trà sữa

Trong những năm gần đây, trà sữa trở thành thức uống quen thuộc được yêu thích ở mọi lứa tuổi. Hàng loạt các thương hiệu trà sữa nổi tiếng ra đời như Ding tea, Toco Toco, Trà Sữa Đồng Giá 21K Đô Đô, KOI, Gong Cha… Loại thức uống này chưa bao giờ ngừng hot. Chính vì vậy, thị trường trà sữa có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Khi xây dựng một thương hiệu trà sữa, bạn cần tạo được lợi thế trước các đối thủ. Bạn cần có một bản kế hoạch chi tiết bắt đầu với bước nghiên cứu thị trường. Bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:

  • Hiện nay, xu hướng trà sữa nào đang được yêu thích?
  • Những mô hình trà sữa trên thị trường gồm những loại nào?
  • Đối tượng khách hàng của từng mô hình kinh doanh là ai?
  • Hiệu quả kinh doanh của các thương hiệu như thế nào?
  • Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển của các mô hình kinh doanh trà sữa?
  • ….

Khi bạn trả lời được những câu hỏi phù hợp, bạn sẽ xác định được thời gian nào bạn nên gia nhập thị trường. Bạn sẽ biết làm thế nào để kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Mọi số liệu phân tích cần được thể hiện chi tiết trong bản kế hoạch kinh doanh và cần có dẫn chứng cụ thể.

kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Nghiên cứu thị trường để xác định hướng đi của quán

2. Xác định đối tượng khách hàng

Để có thể kinh doanh quán trà sữa thành công, đầu tiên bạn cần biết đối tượng khách hàng nhắm đến là ai. Đây là yếu tố quyết định đến 90% ý tưởng xây dựng quán cũng như các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của bạn. Càng xác định rõ ràng đối tượng khách hàng, bạn càng có bản kế hoạch chi tiết và cụ thể.

Bên cạnh đó, bạn có thế lên ý tưởng những chiến lược kinh doanh dựa trên nhu cầu, sở thích của khách hàng mà bạn sẽ hướng đến. Hiểu khách hàng là cách giúp bạn đạt được hiệu quả kinh doanh.

Trong lĩnh vực kinh doanh trà sữa, khách hàng tiềm năng thường là:

  • Học sinh sinh viên: Đối tượng này chiếm 60% tệp khách hàng của bạn. Đặc trưng của đối tượng này là ưa chuộng những món đồ uống hot, thường hay đi theo nhóm để học tập, họp nhóm,…
  • Các gia đình và cặp đôi: Nhóm khách này thường sẽ đến cửa hàng vào buổi tối hoặc các ngày cuối tuần. Do đó, vào những thời điểm này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và nhân sự để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất.
kinh doanh trà sữa
Xác định đối tượng khách hàng

3. Chuẩn bị nguồn vốn mở tiệm trà sữa

Dự trù chi phí kinh doanh là một phần không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa. Bạn nên xác định mức vốn có thể đầu tư để mở quán trà sữa, từ đó có kế hoạch chi tiêu, mua sắm cho cửa hàng một cách hợp lý. Dưới đây là các chi phí cố định khi mở quán trà sữa bạn nên biết:

  • Chi phí thuê địa điểm (Nếu chưa có sẵn)
  • Chi phí thiết kế, decor quán
  • Chi phí sửa sang quán
  • Chi phí sắm sửa các trang thiết bị, dụng cụ pha chế cần thiết
  • Tiền lương nhân viên, tiền điện, tiền nước, thuế
  • Các loại phí khác: Làm giấy phép kinh doanh, Marketing, khuyến mãi…
kinh doanh quán trà sữa
Xác định nguồn vốn mở tiệm trà sữa

Với quy mô kinh doanh trà sữa vỉa hè thì chi phí bạn cần bỏ ra chỉ khoảng 10 triệu đồng. Nhưng đối với mô hình kinh doanh trà sữa cố định cần thuê cửa hàng thì sẽ cần nhiều vốn hơn. Khoản chi phí dự tính cho hình thức này là khoảng ít nhất 50 triệu đồng đến vài trăm triệu.

Tùy thuộc vào số vốn bạn có mà lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Bạn có thể bắt đầu với quán nhỏ và dần dần phát triển, xây dựng thương hiệu, tích vốn rồi mở quán lớn hơn. Bạn cần lưu ý rằng, quy mô quán càng lớn thì bạn càng cần phải có kỹ năng quản lý bán hàng, nếu không sẽ gặp khủng hoảng và dẫn đến thất bại.

Tóm lại, bạn càng đưa ra được con số chi tiết thì bạn càng kiểm soát được những khoản phí bạn cần dùng cho từng bước trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa.

>>>> Đọc Chi Tiết: Chi phí để mở quán trà sữa

4. Lựa chọn mô hình kinh doanh trà sữa

Hiện nay, trên thị trường có những loại mô hình kinh doanh trà sữa phổ biến. Tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh mà khoản vốn bạn cần bỏ ra là khác nhau và nhóm đối tượng khách hàng cũng khác nhau. Khi xác định được mô hình kinh doanh cho quán trà sữa của mình bạn có thể tham khảo những quán trước đó đi theo mô hình bạn chọn

Sau đây là một số mô hình kinh doanh trà sữa mà bạn có thể tham khảo:

5. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Vị trí đặt quán là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong kinh doanh F&B. Ở bước này đòi hỏi bạn cần phải có sự nghiên cứu và quan sát kỹ lưỡng. Địa điểm mở tiệm trà sữa cần phải phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà cửa hàng đang hướng đến. Bạn có thể chọn thuê ở những vị trí gần khu đông dân cư, các địa điểm gần nơi công cộng như công viên, trường học, dưới các tòa nhà có văn phòng…

Thêm vào đó, bạn nên tìm kiếm và sàng lọc những địa điểm phù hợp với tiêu chí:

  • Không gian trong và ngoài quán cũng cần đảm bảo có độ thoáng mát
  • Không gần các công trình xây dựng
  • Mặt bằng nên chọn những vị trí gần với khách hàng của mình

>>>> Đọc Thêm Chi Tiết: Thuê mặt bằng bán trà sữa và 4 nguyên tắc vàng lựa chọn chuẩn

6. Tìm hiểu, xây dựng menu thức uống

Trong hơn 7 năm kinh doanh trà sữa, Trà sữa Đô Đô đã rút ra được một số kinh nghiệm “xương máu” muốn truyền đạt đến các bạn như:

  • Học cách pha chế trà sữa ngon: Một trong các cách tốt nhất để giữ chân khách hàng đó chính là chất lượng đồ uống. Do đó, việc tham gia khóa học pha chế trà sữa là vô cùng cần thiết.
  • Menu có sự khác biệt, thể hiện được tính cách của thương hiệu, phong cách và đặc điểm của quán
  • Số lượng món trên menu nên được cân nhắc ở mức vừa đủ. Số lượng quá ít thì không có sự đa dạng, số lượng quá nhiều thì mất chi phí nguyên vật liệu.

Thêm vào đó, các món trong menu được chia vào các nhóm cụ thể như trà sữa truyền thống, đồ uống được yêu thích, món mới… Tên món thì có thêm danh mục các topping. Bạn có thể thêm các tùy chọn để phù hợp với nhu cầu của khách hàng như lượng đường, lượng đá, size đồ uống.

Một tip nhỏ là bạn nên cập nhật đồ uống theo xu hướng để thu hút khách hàng. Ngoài đồ uống chính bạn có thể bán thêm các món ăn vặt như hướng dương, khô bò, khô gà… Bạn có thể tham khảo Menu Trà sữa Đô Đô ngay dưới đây với món Trà sữa Mochi kéo dài độc quyền của chúng tôi

kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Menu với những món độc quyền sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn

>>>> Công Thức Kinh Doanh: Cách nấu trà sữa truyền thống để bán cực lời, bao hút khách

7. Lên ý tưởng thiết kế, trang trí quán trà sữa

Cách thiết kế và trang trí quán trà sữa cũng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng. Bởi vì ngày nay nhiều người đến quán trà sữa không chỉ để dùng đồ uống mà còn để check – in. Hai quán có cùng chất lượng đồ uống, cùng tầm giá nhưng thiết kế của quán nào đẹp hơn thì chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn quán đó.

Bạn có thể tìm kiếm ý tưởng bằng cách tham khảo các mẫu cửa hàng đẹp trên mạng. Sau đó, bạn hãy thực hiện ý tưởng thiết kế cửa hàng trà sữa của mình ra bản vẽ và đơn vị xây dựng sẽ dựa vào đó để tiến hành thi công.

kinh doanh trà sữa
Đầu tư thiết kế không gian quán

Nếu bạn chưa có ý tưởng thiết kế nào thì có thể thuê các đơn vị chuyên nghiệp để được tư vấn. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn so với việc tự lên ý tưởng thiết kế. Bù lại, việc thuê các đơn vị thiết kế nội thất chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tận dụng tối đa diện tích không gian quán.

8. Nhập thiết bị, máy móc và nguyên liệu pha chế trà sữa

Nguyên liệu, máy móc và dụng cụ pha chế trà sữa cũng là những phần bạn phải đầu tư khi kinh doanh quán trà sữa. Nếu có ý định kinh doanh lâu dài thì bạn nên chọn mua nguyên vật liệu ở các đơn vị uy tín, phù hợp với ngân sách của bạn.

Thiết bị máy móc

  • Máy dập nắp
  • Bình ủ trà
  • Nồi nấu trà
  • Máy xay
  • Máy làm lạnh
  • Máy làm đá
  • Máy định lượng đường

Nguyên liệu

  • Trà
  • Các loại hương liệu
  • Topping

9. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý để mở quán

Kinh doanh trà sữa hay các loại hình kinh doanh khác thì cần rất nhiều giấy tờ, thủ tục trước khi được cấp phép hoạt động. Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ này giúp bạn tránh được các rắc rối trong quá trình kinh doanh. Một số giấy tờ bạn cần chú ý:

  • Hợp đồng thuê nhà đã được công chứng.
  • Đăng ký thuế.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy tạm trú, tạm vắng.

10. Tuyển dụng nhân sự cho quán

Đội ngũ nhân viên là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và là đại diện cho hình ảnh của quán. Vì vậy, bạn cần vạch ra quy trình đào tạo bài bản, cụ thể cho nhân viên về cách pha chế, cách phục vụ, cách quản lý, chăm sóc khách hàng… Tùy thuộc vào quy mô của quán mà tuyển dụng số lượng nhân viên phù hợp để tránh lãng phí.

Nhân sự làm ở các quán trà sữa đa phần là các bạn sinh viên đi làm thêm. Vì vậy, đội ngũ này không có sự ổn định. Bạn nên chú trọng vào người quản lý và giám sát cửa hàng, tạo môi trường làm việc thân thiện. Bên cạnh lương cứng thì bạn nên có lương thượng giúp cho nhân viên có động lực làm việc và gắn bó lâu dài.

mở quán trà sữa
Tuyển dụng nhân sự cho quán

11. Vận hành thử quán trà sữa để đảm bảo mọi thứ đều tốt

Trước ngày cửa hàng chính thức hoạt động, bạn hãy thử vận hành quán trà sữa để kiểm tra. Việc này sẽ giúp bạn phát hiện được những vấn đề có thể phát sinh khi cửa hàng hoạt động và đưa ra những giải pháp kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng có thể mời bạn bè, người thân đến trải nghiệm tại cửa hàng để thu thập các ý kiến đóng góp.

12. Lập kế hoạch marketing chi tiết cho quán

Khi đã chuẩn bị hết tất cả từ thuê mặt bằng, thiết kế, trang trí, menu, giấy tờ phép lý, nguyên vật liệu thì đã bạn đủ điều kiện để bạn mở quán. Nhưng để khách hàng biết đến quán của bạn thì bạn cần có một kế hoạch marketing cho quán trà sữa chi tiết, hiệu quả.

Trong ngày khai trương, quán có thể có những ưu đãi cho khách hàng như mua 1 tặng 1, giảm giá 50%, quay số trúng thưởng… Sau ngày khai trương thì số lượng khách sẽ giảm dần. Lúc này bạn cần chú trọng quảng bá quán nhiều hơn trên mọi nền tảng. Cụ thể:

  • Mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok…
  • Các app giao đồ ăn: Gojeck, Grab Food, Shopee Food, Baemin…

kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Xây dựng kế hoạch marketing thích hợp cho từng thời điểm để thu hút khách hàng.

Bài viết trên đây đã vạch ra các bước giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa chi tiết nhất. Mong rằng các thông tin Trà sữa Đô Đô cung cấp là hữu ích để bạn có thể tự kinh doanh trà sữa. Chúng ta có thể có nhiều chiến lược mở quán trà sữa thành công, nhưng điều quan trọng nhất thu hút khách hàng trở lại là chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ. Vì vậy, hãy chú trọng hai điều này nếu bạn muốn kinh doanh lâu dài.

>>>> Tiếp Tục Với: