Những năm gần đây, mô hình kinh doanh trà sữa đang dần phát triển với sự xuất hiện của các thương hiệu mới lạ, khác biệt. Kinh doanh mặt hàng trà sữa là cơ hội hấp dẫn dành cho cho các bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp. Hãy cùng Trà sữa Đô Đô tìm hiểu thêm những mô hình khác nhau trong kinh doanh trà sữa đang được ưa chuộng nhất hiện nay nhé!
1. Kinh doanh nhượng quyền trà sữa
Theo thống kê, 93% startup không thể kéo dài hoạt động quá 3,5 tháng, yếu tố chính là ban đầu thiếu “bệ phóng”. Đối với quán trà sữa, bệ phóng đó chính là thương hiệu nổi tiếng và là một quy trình kinh doanh hiệu quả.
Việc chuyển nhượng thương hiệu trà sữa (có được bản quyền nhãn hiệu) trên thị trường sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu trà sữa nhượng quyền kinh doanh như: Trà sữa Đô Đô, Gong Cha, The Alley, Tocotoco,… Hình thức kinh doanh này ngày càng phát triển và phổ biến nhờ những lợi thế mang lại cho người chủ quán như:
- Thương hiệu đã được nhiều khách hàng biết đến và ưa chuộng, giúp người kinh doanh trà sữa tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian để xây dựng thương hiệu mới
- Quy trình kinh doanh, công thức pha chế đã được kiểm nghiệm hiệu quả trong một thời gian dài kinh doanh của thương hiệu nhượng quyền
- Tối ưu hóa chi phí thiết kế, thi công nhờ kinh nghiệm và hệ thống các mối quan hệ của thương hiệu nhượng quyền
- Giảm tối thiểu các rủi ro khi tự mở quán và đồng thời rút ngắn thời gian để thu hồi vốn
2. Mô hình kinh doanh trà sữa online
Mô hình kinh doanh trà sữa online phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên và nhân viên làm văn phòng muốn có thêm nguồn thu nhập và cũng không có nhiều vốn đầu tư. Thông qua sự hỗ trợ tiện lợi của các ứng dụng giao hàng như: Grab, Gojek, Baemin, Now.vn,… là bạn đã có thể bắt tay vào kinh doanh dễ dàng rồi. Ưu điểm của mô hình này là bạn chỉ kinh doanh trên các ứng dụng, giúp bạn tiết kiệm chi phí cố định như: tiền thuê mặt bằng, điện, nước, wifi, thuê nhân viên phục vụ,…
Mặc dù chỉ kinh doanh online nhưng bạn cũng cần đầu tư thời gian và công sức để cửa hàng trực tuyến của mình thu hút được khách hàng. Một số mẹo để kinh doanh hiệu quả trên ứng dụng giao hàng như:
- Cập nhật rõ ràng và đầy đủ các thông tin về cửa hàng, tất cả các thức uống một cách chuyên nghiệp
- Sử dụng hình ảnh thực của đồ uống có trong quán
- Mời bạn bè, khách hàng đưa ra nhận xét và đánh giá tích cực
- Nên có ưu đãi thường xuyên để khuyến khích khách hàng đặt đồ uống
- Đăng ký “Quán yêu thích” trên ứng dụng để làm tăng uy tín của quán với khách hàng
>>>> Tham Khảo Thêm: Kinh doanh trà sữa đóng chai | Kế hoạch chi tiết đến thành công
3. Mô hình trà sữa ăn vặt
Ngoài thức uống là trà sữa, menu cũng cần phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể kết hợp thêm vài món ăn vặt phổ biến với đồ uống như: Bánh tráng trộn, khoai tây chiên, gà rán,… hoặc tự sáng tạo những công thức ăn vặt độc quyền của riêng mình, tạo ra hương vị độc đáo để thu hút khách hàng.
Tuy mô hình kinh doanh quán trà sữa này không có khác biệt so với quán trà sữa thông thường. Nhưng nhìn chung, bạn có thể tăng lợi nhuận từ các món ăn vặt đi kèm và con số này có thể tăng gấp nhiều lần. Đó là nhờ vào sự đa dạng của các món ăn thức uống và hương vị độc đáo, riêng biệt của quán bạn.
Khi bạn mở quán theo mô hình trà sữa ăn vặt thì bạn phải đối mặt với nhiều loại cạnh tranh khác nữa. Nhưng bạn đừng lo lắng, bởi vì hình thức kinh doanh này luôn có một lượng khách hàng nhất định. Khách hàng mục tiêu sẽ là học sinh, sinh viên hoặc nhân viên văn phòng,… Vì vậy, bạn cần chú ý khi xây dựng, phát triển các combo, chương trình khuyến mãi phù hợp với đa số khách hàng để luôn giữ được lượng khách ổn định cho quán trà sữa của mình.
4. Mô hình trà sữa take away
Mô hình trà sữa take away là hình thức kinh doanh khá phổ biến và chủ yếu là phục vụ đối tượng khách hàng mua mang đi. Nhiều quán trà sữa hiện nay đã áp dụng mô hình này vì sự tiện lợi và dễ thu được lợi nhuận. Bởi vì, bạn không phải bỏ ra nhiều khoản chi phí và thời gian như tiền thuê địa điểm, lên ý tưởng – concept trang trí hay chuẩn bị nhiều vật dụng. Chỉ với một số dụng cụ pha chế đơn giản như bình lắc trà sữa, ly, muỗng, ống hút,… và một chiếc xe đẩy là bạn đã hoàn toàn có thể kinh doanh tại bất kỳ một nơi nào.
Tuy nhiên, hình thức mở quán này cũng có những hạn chế nhất định như nhiều khách hàng lo lắng về chất lượng trà sữa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, phần lớn khách hàng của bạn sẽ thuộc tầng lớp bình dân nên giá bán cũng sẽ thấp hơn so với những quán trà sữa có mặt bằng.
Mô hình này tuy không quá khác biệt so với quán trà sữa thông thường nhưng nếu biết cách biến tấu và tạo hương vị riêng cho quán thì sẽ có lợi nhuận cao cho bạn.
5. Mô hình kinh doanh trà sữa kết hợp cà phê
Hiện nay, mô hình kinh doanh trà sữa kết hợp cà phê đang là hình thức kinh doanh phổ biến của các thương hiệu lớn nổi tiếng áp dụng như: The Coffee House, Snob Coffee, Cheese Coffee, Phúc Long,… Sự lồng ghép đa dạng và phong phú của các loại thức uống này phù hợp với nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi và nhu cầu khác nhau, ứng biến một cách linh hoạt để tạo ra lợi nhuận lớn.
Hướng đến đúng phân khúc và đối tượng khách hàng mục tiêu, mô hình mở quán trà sữa này càng phát triển và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Chìa khóa thành công của phương thức kinh doanh này là thời gian và không gian. Nếu vốn của bạn nhiều, hãy mạnh tay đầu tư kinh doanh có mặt bằng. Vì quán có không gian càng rộng rãi, thoáng mát thì càng đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng.
Ngoài không gian quán, thì thời gian cũng đóng một vai trò quan trọng. Thời gian là rất quý giá đối với tất cả mọi người. Vì vậy, nếu có điều kiện hãy tận dụng tối đa loại hình kinh doanh này bằng cách phục vụ 24/7. Với không gian rộng rãi có thể giúp khách hàng của mình giải quyết được nhiều vấn đề trong công việc và học tập. Từ đây, thương hiệu trà sữa của bạn ngày càng có vị trí trên thị trường và chiếm được niềm tin yêu của nhiều khách hàng.
6. Mô hình trà sữa xe đẩy
Kinh doanh trà sữa xe đẩy là mô hình với số vốn ít phù hợp với các bạn sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập. Đây là hình thức kinh doanh thường kết hợp với mô hình kinh doanh trà sữa vỉa hè. Với vốn khoảng 10 triệu trở xuống, bạn đã có thể mở quán trà sữa với chiếc xe đẩy với những mức chi phí như sau:
- Mua một chiếc xe đẩy trà sữa khoảng 6 triệu (xe inox được trang trí đẹp, thùng đá chuyên dụng…).
- Chi phí cho nguồn nguyên liệu đầu vào khoảng tầm 2 triệu như bột sữa, trà, trân châu, siro các loại…
- Và 2 triệu cho các dụng cụ phục vụ cho việc pha chế trà sữa như ly, muỗng, ống hút, vài bộ bàn ghế nhựa,…
Với mô hình bán trà sữa này bạn nên trang trí cho chiếc xe của mình thật nổi bật với những dây bóng đèn LED. Và bạn cũng có thể thêm dàn loa bên cạnh để mở các bài hát hot hiện nay để thu hút khách hàng hơn. Mô hình trà sữa xe đẩy có ưu và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Bạn sẽ không tốn nhiều vốn đầu tư ban đầu. Chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng, nhân viên phục vụ,… là không có. Và chi phí bán hằng ngày là một bao đá bi và tiền điện sạc dàn loa dùng để phát nhạc, đèn LED màu là khoảng 3.500đồng/ngày.
- Nhược điểm: Bạn phải đứng ngoài trời trong nhiều giờ liền, phải chịu nắng mưa và thậm chí nếu bạn lấn chiếm vỉa hè sẽ bị công an lập biên bản… Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc lựa chọn địa điểm buôn bán cho phù hợp và suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định kinh doanh trà sữa theo hình thức này bạn nhé!
7. Mô hình trà sữa buffet tự chọn
Mô hình mở quán trà sữa buffet với phương châm khách “uống càng nhiều, quán càng lãi” là một bài toán kinh doanh rất thông minh. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc dưới đây để có thể kinh doanh mô hình này thành công:
- Hãy biết kiểm soát, quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào: Tìm kiếm nguồn cung cấp uy tín về bột trà sữa, trà, các loại topping và các vật dụng cần thiết như ly, muỗng, ống hút… để hạn chế được thời gian trong khâu chuẩn bị và chất lượng trà sữa được đảm bảo.
- Nên đưa các loại topping được giới trẻ ưa chuộng hiện nay như: Thạch có phô mai tươi, kem trứng, pudding trứng, trân châu đường đen,.. vào loại vé buffet cao cấp. Như vậy sẽ làm cho khách hàng tăng sự thèm thưởng thức, cảm giác thoải mái với nhiều sự lựa chọn chất lượng và đầy đủ hơn.
- Hãy tính toán chi phí nguồn nguyên liệu thấp hơn tổng giá vé khoảng 25% đến 35%. Đây là bài toán trung bình luôn được áp dụng hầu hết ở các nhà hàng, quán ăn buffet nổi tiếng trong thời điểm hiện tại.
Bài viết trên đây là tổng hợp các mô hình kinh doanh trà sữa mà Trà Sữa Đô Đô muốn chia sẻ với các bạn. Chúc bạn sẽ chọn được cho mình một hình thức mở quán trà sữa phù hợp và thành công trên con đường mà bạn đã chọn nhé!
>>>> Thông Tin Hữu Ích: